ABCB

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Tiểu Sử, Ảnh hường của Cuôc sống đến tác phẩm của Cổ Long

Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa (熊耀華). Năm sinh chưa được xác định, có tài liệu nói ông sinh năm 1936, có tài liệu nói năm 1937[cần dẫn nguồn]. Có tài liệu nói ông sinh tại Hồng Kông, có tài liệu nói ông sinh ở Trung Hoa lục địa. Tuy nhiên, quê quán (tổ tịch) của ông là ở Giang Tây (江西, Jiangxi), Trung Quốc[cần dẫn nguồn]. Ông là một tác gia tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng mọi thời đại, là người khởi nguồn cho dòng tiểu thuyết kiếm hiệp tân phái.

Năm 1952, Cổ Long theo cha mẹ di cư sang Đài Loan sinh sống. Thời thơ ấu, Cổ Long luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc. Do hoàn cảnh khó khăn, ông thường phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, gây gổ với nhau. Sau đó, gia đình tan vỡ, cha mẹ chính thức ly dị. Bởi lý do đó mà ông bỏ nhà, sống một mình tại trấn Thụy Phương, ở ngoại ô quận Đài Bắc (台北縣瑞芳鎮), tự lực tìm cách sinh nhai và học hành. Ngay từ thuở nhỏ, Cổ Long đã đọc và rất yêu thích các tác phẩm võ hiệp cổ điển của Trung Quốc. Sau đó mấy năm, ông còn đọc thêm các bộ tiểu thuyết cận đại của Nhật Bản, các tác phẩm văn học của Tây phương.

Cổ Long bắt đầu viết văn từ rất sớm. Từ khi học năm thứ hai ở Bộ Sơ trung, Trường Cao cấp Trung học, thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan 師大附中初中部 (tương đương lớp 7 ở Việt Nam), ông đã bắt đầu phiên dịch các tác phẩm văn học ngắn của Tây phương. Bản dịch đầu tiên của ông gửi đăng ở tạp chí Thanh niên Tự do (自由青年) và kiếm được một ít nhuận bút. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Cổ Long chính thức bắt đầu là vào thời gian cuối cấp II. Năm 1956, Cổ Long đã viết bài văn "Từ miền Bắc đến miền Nam" (從北國到南國) gửi đăng ở tạp chí "Ánh mai" (tức "Thần quang" 晨光) do Ngô Khải Vân chủ biên (吳凱雲主編) và nhận được khoản nhuận bút kha khá. Bắt đầu từ đó, Cổ Long tiếp tục viết thêm nhiều bộ tiểu thuyết và văn xuôi, tuy nhiên các tác phẩm thuở ấy chỉ thuần về văn học và chủ yếu là viết về tình yêu nam nữ.

Sau khi tốt nghiệp Cấp III tại trường Trung học Thành Công (成功中學), năm 1957, Cổ Long thi đậu vào Trường Cao đẳng dân lập chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang" (淡江私立高等英語專科學校, trường này thành lập từ năm 1950, đến 1980 được nâng cấp thành Trường Đại học Đạm Giang, 淡江大學). Tuy nhiên, sang năm thứ hai thì Cổ Long nghỉ học, chính thức sống bằng nghề viết văn.
Năm 1960, qua sự động viên và ủng hộ của bạn bè, Cổ Long đã viết bộ Thương khung thần kiếm (蒼穹神劍). Đây là bộ truyện mở đầu cho sự nghiệp tiểu thuyết võ hiệp của ông, vì vậy, kỹ thuật viết không hay, nó giống như là thuật lại sơ lược một câu chuyện.

Trong thời gian 1960-1964, Cổ Long viết được hơn chục bộ truyện võ hiệp nhưng hầu hết đều ở mức trung bình. Chỉ đến năm 1965 thì sự nghiệp mới bắt đầu chín mùi, lúc đó ông có thể viết cùng lúc hai ba bộ tiểu thuyết với nội dung đặc sắc và luôn giao bản thảo sớm hơn thời gian qui định. Mười năm sau, không biết có phải sức khoẻ suy thoái do tửu sắc mà các tác phẩm võ hiệp của ông dần dần mất đi những ý tưởng độc đáo (năm 1977 ông đã phát hiện mình mắc bệnh viêm gan, sức khoẻ ngày càng suy giảm nhưng vẫn cứ tiếp tục uống rượu). Năm 1980, trong khi ăn tiệc ở nhà hàng "Ngâm tùng Các" (吟松阁), không biết ông gây xích mích rồi ẩu đã như thế nào mà bị người ta chém. Vết thương khá nặng, làm cho ông mất máu khá nhiều, nghe nói đến 2 lít. Khoảng thời gian đó đến cuối đời, Cổ Long bắt đầu sa sút, luôn nhận tiền nhuận bút trước của các nhà xuất bản nhưng thường giao bản thảo trễ hạn. Hoặc tác phẩm mở đầu thì khá nhưng về sau có lẽ do viết tháu để nộp bài cho kịp, vì vậy mà câu chuyện đầu voi đuôi chuột (Hổ đầu xà vĩ). Có đôi lúc Cổ Long lại bỏ dỡ nữa chừng, nhà xuất bản buộc phải tìm những Sinh viên Đại học có khả năng để viết tiếp phần cuối. Lúc ấy trên lĩnh vực tiểu thuyết võ hiệp xuất hiện bút danh "Thượng Quan Đỉnh" (上官鼎), đó tuyệt không phải là bút danh của một nhà văn nào mà chính là nhiều sinh viên Đài Loan, người này tiếp nối người kia để viết bổ sung cho tác phẩm của Cổ Long. Việc làm này đưa đến một sự kiện dở khóc dở cười là ở tác phẩm "Kiếm độc Mai Hương" (劍毒梅香), Thượng Quan Đỉnh viết phần cuối càng về sau càng trật bản lề, dẫn đến việc độc giả lo âu nghiêm trọng. Ngay cả Cổ Long, khi xem lại phần viết thêm của Thượng Quan Đỉnh cũng cảm thấy muốn té xỉu. Để sửa sai, Cổ Long phải chấp bút viết lại phần cuối của bộ sách này.

Trong suốt cuộc đời của Cổ Long, có lẽ bị ảnh hưởng từ gia đình mà ông rất sợ cô độc. Bởi thiếu thốn tình yêu thương trong gia đình, ông giao thiệp với bạn bè rất rộng và đối xử với họ rất tốt. Ông uống rượu nhiều và thường kết giao với bạn bè qua bàn rượu, vì vậy mà quan hệ bạn bè của Cổ Long khá phức tạp. Những người bạn cùng học với ông ở Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang" kể lại rằng ông có quan hệ tốt với bạn học và cũng rất quí trọng tình bạn. Vì vậy mà trong rất nhiều tác phẩm của Cổ Long, tên của các bạn học thời ấy đã được Cổ Long sử dụng làm tên nhân vật, thậm chí là mô tả tướng mạo, tính cách đều rất sát với con người thật.

Cổ Long yêu gái đẹp và quan hệ với rất nhiều cô. Ngay từ thời học sinh đã sống chung với vũ nữ Trịnh Lợi Lợi (鄭莉莉), có với cô này một đứa con trai. Rồi ông lại say mê vũ nữ Diệp Tuyết (葉雪), cũng có với cô này một đứa con trai. Sau đó, ông kết hôn với Mai Bảo Châu, là nữ sinh học Cấp III (高中生梅寶珠). Do không chịu được tính khí của Cổ Long, dù đã có với ông một đứa con trai, Mai Bảo Châu đã ly hôn với ông. Cuối cùng, Cổ Long kết hôn với Vu Tú Linh (于秀玲) và ở với nhau cho đến cuối đời. Ngoài những mối tình chính thức kể trên, Cổ Long cũng âm thầm quan hệ với nhiều người phụ nữ khác.

Tương truyền bút danh "Cổ Long" của ông cũng có liên quan đến một người con gái. Trong khi theo học tại Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang", lớp của ông có tất cả là 36 học sinh, tuy nhiên trong số đó chỉ có 4 nữ. Trong số 4 nữ sinh ấy, có một cô tên "Cổ Phụng" là đẹp nhất nhưng lại tỏ ra cô độc, rất hiếm khi chuyện trò với các bạn cùng học. Các bạn trai trong lớp thường hay trêu chọc cô gái này, họ đã đặt cho cô ta biệt hiệu là "Chim" (鳥). Hùng Diệu Hoa cảm thấy yêu thích Cổ Phụng, vì vậy mà chủ động tiếp cận, làm quen. Tuy nhiên, với vóc người lùn thấp (khoảng 1,56 mét), đầu thì to như quả dưa, miệng rộng, mắt hí (các bạn học đặt cho Hùng Diệu Hoa biệt hiệu "Đầu to" 大頭), Cổ Phụng không thèm để mắt đến anh chàng này. Sau đó một thời gian, cha của Cổ Phụng qua đời. Hùng Diệu Hoa hay được tin, mặc dù lúc ấy đang mưa to như thác đổ, cũng vội tìm đến nhà Cổ Phụng để an ủi. Lúc Hùng Diệu Hoa đến nhà thăm viếng, vì Cổ Phụng không có người thân nào bên cạnh nên rất xúc động, sà vào lòng của anh ta mà khóc nức nở. Hùng Diệu Hoa cũng liên tưởng đến hoàn cảnh đáng thương của gia đình mình nên cùng khóc theo cô nàng. Lát sau, Cổ Phụng bớt đi đau thương thì chợt thấy mình đang tựa vào lòng của Hùng Diệu Hoa, vì vậy mà vội xê người ra và lên tiếng mời Hùng Diệu Hoa rời khỏi nhà mình. Hùng Diệu Hoa cố gắng giãi bày, nói rõ tình cảm của mình đối với Cổ Phụng là chân thành và sâu sắc, tuy nhiên Cổ Phụng vẫn không chấp nhận. Hùng Diệu Hoa bèn lập lời thề là nếu không được sống chung với Cổ Phụng, ông sẽ làm cho cô ta mãi mãi nhớ đến mình. Từ đó, Hùng Diệu Hoa bắt đầu sử dụng bút danh "Cổ Long" (Không rõ có phải vì câu chuyện này mà Hùng Diệu Hoa bỏ học vào năm thứ hai ở Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang").

Khoảng thời gian 1984-1985, sức khoẻ của Cổ Long sa sút trầm trọng. Ông mất vào lúc 18 giờ 3 phút ngày 21 tháng 9 năm 1985 vì biến chứng của bệnh sơ gan, làm cho tĩnh mạch trướng thực quản vỡ ra, xuất huyết trầm trọng. Trong đám tang của Cổ Long, những người phụ nữ từng quen biết hoặc quan hệ với ông trước đây đều không có ai đến viếng (Người ta kể rằng: câu nói cuối cùng của Cổ Long trước lúc qua đời là "Sao chẳng có người bạn gái nào đến thăm tôi cả?").[cần dẫn nguồn] Lúc hạ huyệt, bạn bè của ông lần lượt đem rượu đến đặt bên quan tài. Có lẽ họ đã bàn bạc với nhau từ trước, vì vậy mà người ta đếm được có tất cả 48 chai rượu loại XO (là loại rượu Cổ Long thích uống nhất khi còn sống), tương ứng với số tuổi mà Cổ Long hưởng dương (dựa theo chi tiết này thì Cổ Long sinh vào năm 1937).

Các tác phẩm của Cổ Long

Sự nghiệp sáng tác của ông tạm chia ra làm 3 giai đoạn đó là:
  • Cổ Long thời kỳ đầu (1960-1964): giai đoạn này Cổ Long còn chưa định hình được phong cách, không có gì đặc biệt.
  • Thời kỳ đỉnh cao (1965-1979): Giai đoạn này ông viết rất sung sức, có những tác phẩm, những nhân vật tuyệt vời đưa Cổ Long lên ngang hàng với Kim Dung trở thành 2 tác giả lớn nhất của làng tiểu thuyết võ hiệp.
  • Giai đoạn cuối (1980 đến cuối đời): Lúc này sức khoẻ của ông đã rất kém, hậu quả của lối sống phóng túng. Ông viết không còn nhiều ý tưởng, ảm đạm và thường không còn viết được trọn một tác phẩm nào.
Có tài liệu nói Cổ Long đã viết 82 tác phẩm, tuy nhiên con số này bao gồm cả những truyện giả Cổ Long, hoặc Cổ Long nhờ người khác viết cho kịp giao nhà xuất bản. Khi biên tập bộ Cổ Long tác phẩm tập, Hội Văn học võ hiệp Trung Quốc đã xác định con số 69 tác phẩm.

Tiểu thuyết của ông mang phong cách hiện đại, tính triết lý sâu sắc, rất khác biệt với các võ hiệp tiểu thuyết gia cùng thời và trước đó. Truyện của ông hoàn toàn hư cấu về thời gian và không gian nhưng tâm lý và quan hệ của các nhân vật trong truyện lại rất thật. Cổ Long không miêu tả kỹ về xuất thân và võ công mà xoay quanh nội tâm của các nhân vật, thường thì họ không phải những mẫu anh hùng điển hình toàn diện, mà là một con người thực, có tốt có xấu, có lúc sai có lúc đúng, ham mê tửu sắc giống như bản thân Cổ Long. Kết thúc truyện của ông đôi khi rất dở dang nhưng chính sự dở dang đó đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Bản niêu biểu truyện Cổ Long được trích từ "Cổ Long tác phẩm tập" của nxb Chu Hải:
  1. (1960) Nguyệt dị tinh tà, 月異星邪 Yue Yi Xing Xie (Strange Moon, Evil Star)
  2. (1960) Thương khung thần kiếm 蒼穹神劍 Cang Qiong Shen Jian'(Divine Sky Sword) - 10 hồi
  3. (1960) Kiếm khí thư hương Jian Qi Shu Xiang (The Aura of the Sword and the Fragrance of the Book)
  4. (1960) Tương phi kiếm 湘妃劍 Xiang Fei Jian Madame Xiang's Sword
  5. (1960) Kiếm độc mai hương Jian Du Mei Xiang (The Poisonous Sword and the Fragrant Plum Blossom)
  6. (1960) Cô tinh truyện 孤星傳 Gu Xing Chuan (Lone Star Story)
  7. (1961) Thất hồn dẫn, 失魂引 Shi Hun Yin (Guide to Lost Souls)
  8. (1961) Du hiệp lục 遊俠錄 You Xia Lu (Wandering Hero) - 8 hồi
  9. (1962) Hộ hoa linh, 護花鈴 Hu Hua Ling
  10. (1962) Thái hoàn ca 彩環曲 Cai Huan Qu - 12 hồi
  11. (1962) Tàn kim khuyết ngọc Can Jin Que Yu (Broken Gold and Incomplete Jade)
  12. (1963) Phiêu hương kiếm vũ 飄香劍雨 Piao Xiang Jian Yu (Fragrant Sword Rain)
  13. (1963) Kiếm huyền lục Jian Xuan Lu (The Tale of a Remarkable Sword)
  14. (1963) Kiếm khách hạnh 劍客行 Jian Ke Hang (Swordsman's Honor)
  15. (1964) Hoán hoa tẩy kiếm lục 浣花洗劍錄 Huan Hua Xi Jian Lu (Sword Bathed in Flowers)
  16. (1964) Tình nhân tiễn 情人箭 Qing Ren Jian (Lover's Arrow)
  17. (1965) Đại kì anh hùng truyện 大旗英雄傳 Da Qi Ying Xiong Chuan (The Legend of the Hero's Banner) - 44 hồi
  18. (1965) Võ lâm ngoại sử 武林外史 Wu Lin Wai Shi (The Legend of Wulin) - 87 hồi
  19. (1966) Danh kiếm phong lư 名劍風流 Ming Jian Feng Liu (The Sword and the Exquisiteness) - 40 hồi
  20. (1967) Tuyệt đại song kiêu 絕代雙嬌 Jue Dai Shuang Jiao (The Legendary Twins)
  21. Sở Lưu Hương hệ liệt 楚留香系列 Chu Liu Xiang Xi Lie (The Adventures of Chu Liu Xiang) - viết trong thời gian 1968 - 1979
    1. (1968) Huyết hải phiêu hương, 血海飄香 Xie Hai Piao Xiang (Fragrance in the Sea of Blood) - 27 hồi
    2. (1969) Đại sa mạc, 大沙漠 Da Sha Mo (Vast Desert) - 36 hồi
    3. (1970) Họa mi điểu, 畫眉鳥 Hua Mei Niao (The Thrush) - 36 hồi
    4. (1970) Quỷ luyến hiệp tình, 鬼戀傳奇 Gui Lian Chuan Ji (The Legend of the Ghost Lover) - 12 hồi
    5. (1971) Biên bức truyền kỳ 蝙蝠俠 Bian Fu Chuan Ji (Legend of the Bat) - 23 hồi
    6. (1972) Đào hoa truyền kỳ, 桃花傳奇 Tao Hua Chuan Ji (Legend of the Peach Blossom) - 15 hồi
    7. (1978) Tân Nguyệt truyền kỳ, 新月傳奇 Xin Yue Chuan Ji (Legend of the New Moon) - 12 hồi
    8. (1979) Ngọ dạ lan hoa, 午夜蘭花 Wu Ye Lan Hua (Midnight-Blooming Orchid) - 14 hồi
  22. Tiểu Lý Phi Đao hệ liệt: là nhóm truyện có chung các nhân vật: Lý Tầm Hoan, Diệp Khai, Phó Hồng Tuyết... gồm có
    1. Đa tình kiếm khách vô tình kiếm, 多情劍客無情劍 Duo Qing Jian Ke Wu Qing Jian (Sentimental Swordsman, Ruthless Sword); 89 hồi
    2. Biên thành lãng tử,邊城浪子 Bian Cheng Lang Zi
    3. Cửu nguyệt ưng phi, Jiu Yue Ying Fei (Nine Moons, Flying Eagle)
    4. Thiên nhai minh nguyệt đao, 天涯明月刀 Tian Ya Ming Yue Dao (Midnight, Bright Moon, Saber)
    5. Biên thành đao thanh, Bian Cheng Dao Sheng (The Sound of the Sabre in a Border Town)
  23. (1971) Hoan Lạc anh hùng Huanle Yingxiong (A Merry Hero)
  24. (1971) Đại nhân vật, 大人物 Da Ren Wu (Great Hero) - 32 hồi
  25. (1973) Lưu tinh, hồ điệp, kiếm, 流星.蝴蝶.劍 Liu Xing. Hu Die. Jian (Meteor. Butterfly. Sword) - 29 hồi
  26. (1973) Tiêu thập nhất lang, 蕭十一郎 Xiao Shi Yi Lang (The Eleventh Son)
  27. (1976) Hoả Tính Tiêu thập nhất lang Huopin Xiao Shiyi Lang (The Sequel to The Deer-Carving Sabre aka Treasure Raiders)
  28. (1975) Thất sát thủ, 七殺手 Qi Sha Shou (Seven Murderous Hands)
  29. (1975) Kiếm hoa yên vũ giang nam Jian, Hua, Yianyu, Jiang Nan (Sword, Flower, Misty Rain, South of the Yangzi River)
  30. (1975) Tuyệt bất đê đầu 絕不低頭 Jue Bu Di Tou (The Proud)
  31. (1975) Tam thiếu gia đích kiếm, 三少爺的劍 San Shao Ye De Jian (Third Young Master's Swords)
  32. Thất chủng võ khí chí, 七種武器之 Qi Zhong Wu Qi Zhi (The Seven Weapon Series)
    1. (1974) Trường sinh kiếm, 長生劍 Chang Sheng Jian (Immortal Sword)
    2. (1974) Bích ngọc đao, 碧玉刀 Bi Yu Dao (Jasper Saber)
    3. (1974) Khổng tước linh, 孔雀翎 Kong Que Ling (Peacock Tail Feathers)
    4. (1974) Đa tình hoàn, 多情環 Duo Qing Huan Passionate Ties
    5. (1975) Bá vương thương, 霸王槍 Ba Wang Qiang (The Overlord's Spear)
    6. (1976) Quyền đầu 拳頭 Quan Tou (Knucklehead)
    7. (1978) Ly biệt câu 離別鉤 Li Bie Gou (Farewell, Enticement)
  33. Lục Tiểu Phụng hệ liệt 陸小鳳系列 Liu Xiao Feng Xi Lie (The Adventures of Liu Xiao Feng) - viết trong thời gian 1976 - 1981
    1. (1976) Lục Tiểu Phụng truyền kỳ 陸小鳳傳奇 Liu Xiao Feng Chuan Ji (The Legend of Liu Xiao Feng)
    2. (1976) Tú hoa đại đạo 繡花大盜 Xiu Hua Da Dao (Embroidery Bandit)
    3. (1976) Quyết chiến tiền hậu 決戰前後 Jue Zhan Qian Hou (Before and After the Duel)
    4. (1977) Ngân câu đổ phường 銀鉤賭坊 Yin Gou Du Fang (The Silver Hook Gambling House)
    5. (1977) U Linh sơn trang 幽靈山莊 You Ling Shan Zhuang (Stealth Mountain Village)
    6. (1978) Phụng vũ cửu thiên 鳳舞九天 Feng Wu Jiu Tian (The Phoenix Dances for Nine Days)
    7. (1981) Kiếm thần nhất tiếu 劍神一笑 Jian Shen Yi Xiao (Laughter of the Sword God)
  34. (1976) Bạch ngọc lão hổ 白玉老虎 Bai Yu Lao Hu (House of White Jade and Tigers) - 9 hồi
  35. (1981) Bạch ngọc điêu long Bai Yu Diao Long (White-Jade Carved Dragon)
  36. (1976) Huyết anh vũ 血鸚鵡 Xie Ying Wu (Blood Parrot)
  37. (1976) Đại địa phi ưng 大地飛鷹 Da Di Fei Ying (Flight of the Great Eagle)
  38. (1977) Viên Nguyệt Loan Ðao Yuan Yue Wan Dao (Full Moon Curved Sabre)
  39. (1977) Phi đao hựu kiến phi đao 飛刀,又見飛刀 Fei Dao, You Jian Fei Dao (Flying Dagger, Again Meet Flying Dagger) - 12 hồi
  40. (1977) Bích huyết tẩy ngân thương 碧血洗銀槍 Bi Xue Xi Yin Qiang (Silver Spear Cleansed in Blood), 1977 - 39 hồi
  41. (1978) Anh hùng vô lệ 英雄無淚 Ying Xiong Wu Lei (Hero without Tears)
  42. (1978) Thất tinh long vương 七星龍王 Qi Xing Long Wang (Seven Star Dragon King)
  43. (1980) Phong linh trung đích đao thanh 風鈴中的刀聲 Feng Ling Zhong De Dao Sheng (Wind Chimes and the Sound of Saber) - 25 hồi
  44. (1982) Nộ Kiếm Cuồng Hoa Nu Jian Kuang Hua (Furious Sword and Mad Flowers)
  45. (1982) Na nhất kiếm đích phong tình, 那一劍的風情 Na Yi Jian De Feng Qing (Swordplay) - 31 hồi
  46. (1984) Đổ cục hệ liệt 賭局系列 Du Ju Xi Lie (Gambling House Series) - 34 hồi

Những cái nhất trong tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long

Nhân vật có biệt hiệu dài nhất : Kim Cung Ngân Đạn Trảm Hổ Đao Truy Vân Tróc Nguyệt Thủy Thượng Phiêu Lệ Thanh Phong

Theo bài của N. Tuyết Lan "Cổ Long-cuộc đời và tác phẩm", mục những cái nhất trong tác phẩm Cổ Long có liệt kê :

Tác phẩm dài nhất: Tuyệt đại song kiêu
Tác phẩm dở nhất: Thanh kiếm của Tam thiếu gia
Tác phẩm bị chê nhiều nhất: Thiên nhai minh nguyệt đao
Tác phẩm nổi tiếng nhất: Lục Tiểu Phụng
Sở Lưu Hương
Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm
Tuyệt đại song kiêu
Nhân vật lụy vì tình nhất: Lý Tầm Hoan
Nhân vật có nhiều biệt hiệu nhất: Lý Tầm Hoan (Tiểu lý phi đao, Lý Thám hoa, Thái hoa lang...)
Nhân vật nữ bướng bỉnh nhất: Chu Thất Thất
Nhân vật nam bướng bỉnh nhất: Tiểu Ngư Nhi
Nhân vật nam đáng yêu nhất: Lục Tiểu Phụng
Nhân vật nữ đáng yêu nhất: Tô Anh
Nhân vật nữ bi khổ nhất: Lâm Thi Âm
Nhân vật nam bi khổ nhất: Lý Tầm Hoan, Phó Hồng Tuyết
Nhân vật nữ hào phóng nhất: Phong Tứ nương
Nhân vật "tồi tệ" nhất: Hồ Thiết Hoa
Nhân vật lạc quan nhất: Hoa Mãn Lâu
Nhân vật có nụ cười hấp dẫn nhất: Tây Môn Xuy Tuyết
Nhân vật thân thế bí hiểm nhất: A Phi hay còn gọi là Tiểu Phi
Đôi tình nhân đẹp nhất: Lý Tầm Hoan và Lâm Thi Âm
Đôi tình nhân dễ thương nhất: Tiểu Ngư Nhi và Tô Anh
Đôi tình nhân tỏ tình lãng mạn nhất: Lục Tiểu Phụng và Sa Mạn
Đôi tình nhân có tiếng sét tình ái: Hoa Mãn Lâu và Thạch Tú Tuyết
Đôi tình nhân đau khổ nhất: Sở Lưu Hương và Trương Khiết Khiết
Đôi tình nhân oan gia: Thẩm Lãng và Chu Thất Thất

Theo "A Phi" - Owner of http://kiemhiepcolong.blogspot.com :

Những truyện hay nhất của tác giả Cổ Long : 

1. Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm (Tiểu Lý Phi Đao + Huyết Tâm Lệnh).
2. Long Hổ Phong Vân (3 phần đầu Sở Lưu Hương hệ liệt :Huyết Hải Phiêu Hương, Đại Sa Mạc, Họa Mi Điểu).
3. Lục Tiểu Phụng(3 phần đầu Lục Tiểu Phụng truyền kỳ : Kim Bằng Vương Triều (Sát Nhân Vương), Phượng Gáy Trời Nam (Tú Hoa Đại Đạo), Quyết Chiến Tiền Hậu).
4. Tiêu Thập Nhất Lang, 
5. Võ Lâm Ngoại Sử (Còn Gọi Là Võ Lâm Tuyệt Địa, truyện đầu tiên làm bước bức phá cho một phong cách Cổ Long như ngày nay).
6. Tuyệt Đại Song Kiêu (Giang Hồ Thập Ác)
7. 

Tiền Chiến Hậu Chiến 26 : Thế Sự Hơn Nhau Một Trận Cười

Xem chừng cuộc chiến này chẳng không khai diễn . Nguy Tử Vân sắc mặt trầm trọng , hai tay nắm lại thủng thẳng nói : - Các vị đều là võ lâm g...